CẦU CÂY KHÔ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 2/9

CẦU CÂY KHÔ ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG 2/9

Cầu rút ngắn quãng đường 10 km còn 500 m ở TP HCM sắp thông xe

Cầu Cây Khô giúp người dân từ huyện Nhà Bè không phải đi đò hoặc đường vòng 10 km qua huyện Bình Chánh đã cơ bản hoàn thành, dự kiến thông xe dịp 2/9.

Cầu Cây Khô bắc qua rạch Ông Lớn khởi công năm 2018, tổng vốn đầu tư 500 tỷ đồng dự kiến hoàn thành năm 2023 nhưng trễ tiến độ do vướng mặt bằng.

Khi đưa vào sử dụng, cầu giúp kết nối hai bờ từ đường Nguyễn Bình (Nhà Bè) tới đường Phạm Hùng (Bình Chánh), rút ngắn quãng đường từ hơn 10 km xuống còn 500 m do không phải đi vòng. Trước đây, người dân muốn qua bờ bên kia phải đi đò tốn hơn 20 phút, hoặc đường Đào Sư Tích, Lê Văn Lương, Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Văn Linh, Phạm Hùng, Nguyễn Văn Ràng.

Cầu có chiều dài 485 m, rộng 12,5 m với hai làn xe chạy. Hiện toàn bộ cầu đã được thảm nhựa, làm vỉa hè, thoát nước, đang kẻ vạch đường, lắp lan can.

cầu cây khô

Lan can cao hơn một mét bằng thép đã lắp đặt hoàn thiện, lề bộ hành lát gạch đầy đủ.

cầu cây khô

Nhóm công nhân lắp đặt những đoạn lan can cuối cùng vào sáng 30/11.

Cầu Cây Khô 10 trụ và hai mố, cao khoảng 5 m so với mặt đường. Thời gian dưới các trụ cầu tới sẽ được thảm nhựa đường dẫn và trồng cây xanh tạo cảnh quan.

cầu cây khô

Tĩnh không cầu cao khoảng 7 m, giúp tàu thuyền di chuyển dễ dàng hơn.

cầu cây khô

Công trình có một cầu dành cho người đi bộ lắp đặt ở phía gần đường Nguyễn Bình đã hoàn thiện.

cầu cây khô

Bên dưới cầu nhiều công nhân, máy móc tất bật thi công các đường dân sinh. Thời gian tới, công trình sẽ được thảm nhựa đường dẫn, lắp biển báo, hệ thống chiếu sáng…

cầu cây khô

Một vòng xoay kết nối các đường dẫn lên cầu với đường Nguyễn Bình đang ở những hạng mục cuối, chờ thảm nhựa.

cầu cây khô
Đoạn đầu cầu đối diện chưa thể kết nối đồng bộ, các đường dẫn kết nối tạm ra đường Nguyễn Văn Ràng. Huyện Nhà Bè đang xin chủ trương đầu tư nối dài đường Phạm Hùng kết nối cầu Cây Khô với tổng mức đầu tư khoảng 800 tỷ đồng.
CẦU CÂY KHÔ
CẦU CÂY KHÔ

 

Ông Trương Văn Cư – Ấp 11, xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè, TP.HCM người dân sinh sống lâu năm ở đây vui mừng chia sẻ: “Sau khi cầu thông xe, dân chúng tôi rất phấn khởi vì từ nay giữa bờ Đông và bờ Tây xã Phước Lộc sẽ được kết nối với nhau rất dễ dàng, người nhân dân đi lại sẽ thuận lợi hơn, không còn cảnh đi đò như trước đây nữa, nhất là các em học sinh.

Hôm nay, có cây cầu này rồi, chắc chắn các em sẽ thuận lợi hơn trong việc đi học. Như vậy, có thể nói huyện và thành phố đã có những phấn đấu rất lớn trong thời gian qua, và nhân dân chúng tôi rất phấn khởi, không có gì hơn”.

Có thể nói, đây là một cây cầu rất quan trọng của huyện Nhà Bè. Trong quá trình triển khai thi công bước đầu, dự án gặp rất nhiều vướng mắc về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và chịu ảnh hưởng của tình hình dịch Covid, do đó dự án có một giai đoạn phải giãn tiến độ.

Tuy nhiên, sau đó, nhờ sự hỗ trợ và quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thành phố cũng như lãnh đạo huyện, các phòng ban của các sở ngành, cùng sự quyết tâm của các đơn vị tham gia dự án, Ban Quản lý đầu tư xây dựng dự án huyện Nhà Bè đã hoàn thành công trình để đưa vào thông xe ngày hôm nay.

Ông Lê Minh Trí – Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng dự án, huyện Nhà Bè, TP.HCM cho biết: “Dự án cầu Cây Khô hôm nay thông xe là một đơn nguyên trong quy hoạch giao thông của huyện Nhà Bè, và còn một đơn nguyên phía bên trái nữa. Như chúng ta đã biết, đây là một tuyến đường có vai trò quan trọng nối từ bờ Tây sang bờ Đông của xã Phước Lộc, đồng thời cũng là cửa ngõ phía Tây của huyện Nhà Bè. Bước đầu, chúng ta xây dựng hoàn chỉnh nút giao thông này để làm tiền đề cho tất cả các tuyến đường khác kết nối lưu thông thuận lợi trong những giai đoạn tiếp theo”.

Cầu Cây Khô được xây dựng mới, có chiều dài 485m với 11 nhịp, chiều rộng 12,5m, có 2 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ. Tổng mức đầu tư là 509 tỉ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng và di dời hạ tầng kỹ thuật là gần 105 tỉ đồng, từ nguồn vốn ngân sách thành phố.

Cây cầu nối hai bờ từ đường Nguyễn Bình, huyện Nhà Bè, tới đường Phạm Hùng, huyện Bình Chánh. Do đó, sau khi thông xe, người dân địa phương không phải đi vòng quãng đường hơn 10 km hay phải đi bằng đò mới qua được phía bên kia huyện.

Ông Võ Phan Lê Nguyễn – Phó Chủ tịch UBND huyện Nhà Bè, TP.HCM cho biết: “Có thể nói, việc đưa cầu Cây Khô vào hoạt động có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, cầu Cây Khô kết nối giữa bờ Đông và bờ Tây của xã Phước Lộc, đồng thời nó cũng tạo ra cơ hội kết nối với các quận, huyện khác của TP.HCM như Quận 8, Bình Chánh, đặc biệt là các vùng Long An và vùng đồng bằng Đông Nam Bộ, mở ra cơ hội phát triển kinh tế rất tốt cho Nhà Bè, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại.

Thứ hai, khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, cây cầu này đã nhận được sự đồng thuận và phấn khởi từ người dân, tạo lòng tin và sự ủng hộ của người dân đối với các công trình trọng điểm khác, đặc biệt là trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng.

 

 

Thứ ba, khi cầu Cây Khô được thông xe, nó đã giải tỏa đáng kể áp lực giao thông cho các tuyến đường còn lại ở Nhà Bè, như tuyến đường Nguyễn Hữu Thọ, tuyến đường Huỳnh Tấn Phát, và các tuyến đường khác. Vì vậy, ý nghĩa về giao thông và kết nối của cây cầu này là rất lớn”.